17.5.08

Thử đăng bài mới

Phương pháp độn toán Bát môn

Bắt đầu từ cung Sinh là tháng thứ nhất trong năm, tính thuận theo chiều kim đồng hồ - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán. Tiến 1 cung là ngày mùng 1 của tháng đó, tính thuận theo chiều kim đồng hồ - mỗi ngày một cung - đến ngày cần toán. Tiến 1 cung là giờ Tí của ngày đó, tính thuận - mỗi giờ một cung - đến giờ cần toán trong ngày, dừng tại cung nào xem tên cung đó (Tên của cung toán được trong Bát môn sau đó được kết hợp với tên của cung trong Lục Nhâm ra tính chất của sự việc cần toán).
Thí dụ:
Giờ Tuất, ngày 19 tháng 5.
Bắt đầu từ cung Sinh là tháng 1 đếm đến tháng 5 theo chiều thuận kim đồng hồ, dừng ở cung Tử. Tiến 1 cung là cung Kinh, thuận theo chiều kim đồng hồ đếm đến 19 là cung Hưu. Tiến 1 cung là cung Sinh là giờ Tí đếm đến giờ Tuất là cung Đỗ. Như vậy, cung toán được là Đỗ. Ghi nhận cung này và toán đến Lục Nhâm theo phương pháp được trình bày ở phần sau.
Lưu ý:
Phương pháp này không có tính năm.

Phần 2

Phương pháp độn toán Lục Nhâm
Bắt đầu từ cung Đại an kể là năm Tí, tính theo chiều thuận kim đồng hồ - mỗi năm một cung - đến năm cần toán, dừng ở cung nào là tháng 1 của năm đó.
Từ tháng 1 tính thuận theo chiều kim đồng hồ - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán, dừng ở cung nào là ngày 1 của tháng đó.
Từ ngày 1 tính thuận mỗi ngày một cung - dừng lại ở cung nào là giờ Tí của ngày đó.
Từ giờ Tí tính thuận theo chiều kim đồng hồ đến giờ cần toán, ta sẽ được quẻ Lục Nhâm cần toán.
Thí dụ:
Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 năm Tỵ.
Bắt đầu từ cung Đại an là năm Tí, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến năm Tỵ là cung Không vong. Từ cung Không vong là tháng 1, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến tháng 5 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là ngày 1 tháng 5, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến ngày 19 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là giờ Tí, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến giờ Tuất là cung Lưu niên. Như vậy, cung toán được là cung Lưu Niên.

Phần 3
Như vậy, kết hợp hai cung của Bát môn và Lục Nhâm ta có quẻ của Lạc Việt độn toán là:

Quẻ Đỗ - Lưu Niên

Trong Lạc Việt độn toán thì quẻ Bát môn tương ứng với quẻ Thượng trong Bốc Dịch. Quẻ Lục Nhâm tương ứng với quẻ Hạ trong Bốc Dịch.


Lưu ý:
Lục Nhâm đại độn dựa trên nguyên lý lục khí trong một vận và nguyên tắc Ngũ hành tương khắc, tuy vẫn độn theo chiều kim đồng hồ. Nguyên tắc lục khí này là kết quả của đồ hình tam Âm, tam Dương trong Hậu thiên được sắp xếp theo từng cặp tương khắc như sau: Khảm Thuỷ khắc Ly Hoả; Đồi Tốn Kim khắc Cấn Chấn Mộc; Khơn Âm khắc Càn Dương và sắp xếp theo đồ hình được minh hoạ ở trên.
Trong đồ hình đã trình bày ở trên có:
# Ba cung xấu thuộc Âm và liên hệ với khối Âm trong Hậu thiên Bát quái Lạc Việt là:

Xích khẩu - Vô vong - Lưu niên.
Trong đó tổng số hào Âm là 7, dương là 5

# Ba cung tốt thuộc Dương và liên hệ với khối Dương l

26.8.05